Trở lại

Lưu ý cho người mới khởi nghiệp: Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn?

Kinh doanh Thực phẩm và Đồ uống (F&B) tại thị trường Việt Nam dẫu trải qua nhiều thách thức sau dịch Covid-19, đây vẫn là “miếng bánh” hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và không kém phần cạnh tranh. Tuy nhiên, yếu tố đầu tiên được nhắc đến khi có ý định mở nhà hàng là gì? Bài viết này là lời giải cho các chủ nhà hàng về vấn đề “Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn?” hay “Các loại chi phí trong kinh doanh nhà hàng”.

Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn và những điều cần biết khi mở nhà hàng

Trước khi đào sâu hơn về những con số khổng lồ và trả lời cho câu hỏi “mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn?”, chủ đầu tư cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc hoạch định nguồn vốn đầu tư ban đầu. Thao tác này sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời cho quá trình vận hành nhà hàng, tránh được tình trạng vung tiền quá đà, cùng tìm hiểu ngay:

  • Xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết: Hãy xác định loại hình ẩm thực phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu và chiến lược kinh doanh dài hạn.
  • Lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng: Phân bổ vốn hợp lý cho từng hạng mục, từ thuê mặt bằng, trang trí nội thất đến nhập hàng, marketing… Và đừng quên dự trù nguồn vốn cho những khoản chi tiêu.
  • So sánh số vốn cần với số vốn đang có: Thực hiện đánh giá tình hình tài chính, từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Nếu số vốn hiện có không đủ, bạn có thể cân nhắc đến việc kêu gọi vốn từ các chủ đầu tư khác.

Các loại chi phí trong kinh doanh nhà hàng vừa và nhỏ

Nhà hàng vừa và nhỏ là điểm khởi đầu phù hợp cho các chủ đầu tư. Với quy mô nhỏ dưới 50 chỗ và quy mô vừa dưới 150 chỗ, chủ quán có thể tối ưu các loại chi phí khác nhau, từ đó, dễ dàng giải đáp vấn đề “mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn?”

Chi phí mặt bằng

Phí thuê mặt bằng thường sẽ chiếm khoảng 30% tổng nguồn vốn. Giá thuê mặt bằng trung bình sẽ dao động ở mức 20 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn những vị trí trung tâm, giá mặt bằng sẽ giao động tùy vào “độ đắt đỏ” của mặt bằng bạn đang có ý định thuê.

Lưu ý, khi đi khảo sát mặt bằng thuê, nếu có những yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh như: không có nhà vệ sinh, trần nhà thấp hay diện tích bếp hẹp… Hãy đề xuất giảm giá thuê và thỏa thuận với chủ nhà để bạn có thể tiết kiệm chi phí thuê và dành phần tiền này cho việc cải tạo không gian.

Chi phí nội thất

Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn đầu tư nội thất? Phần này bao gồm nhiều khoản đầu tư khác nhau, có mức chi chiếm khoảng 5-10% tổng nguồn ngân sách kinh doanh. Bạn hãy thực hiện lựa chọn phong cách cho nhà hàng trước khi bắt tay vào việc tạo nên tính thẩm mỹ cho nhà hàng của bạn. Cụ thể, những hạng mục cần đầu tư như sau:

  • Chi phí cải tạo mặt bằng: thông thường mức trung bình khoảng 20 triệu đồng. Tuy nhiên, mức phí sẽ có thể tăng cao hơn nhiều lần tùy thuộc vào phong cách thiết kế và quy mô diện tích của mặt bằng.
  • Chi phí cho khoảng 20 bộ bàn ghế: đối với quy mô nhà hàng vừa và nhỏ sẽ giao động vào khoảng 50 triệu đồng. Bên cạnh đó, phong cách nhà hàng cũng ảnh hưởng đến giá trị của đồ nội thất, nếu thiết kế của nhà hàng theo phong cách sang trọng, một bộ bàn ghế có thể lên đến 100 triệu đồng.
  • Chi phí trang trí: đối với phong cách bày trí đơn giản, mức chi sẽ rơi vào khoảng 10 triệu đồng. Tuy nhiên, khoản phí này sẽ có thể lên đến con số 200 triệu đồng nếu nhà hàng của bạn theo phong cách bày trí đồ cổ hay phong thủy. Ngoài ra, để tiết kiệm khoản chi phí này, bạn có thể tự lên ý tưởng và thực hiện trang trí cho nhà hàng của bạn.
  • Chi phí thuê nhân công trang trí: nếu sử dụng dịch vụ trọn gói thuê ngoài thì chi phí sẽ dao động từ 50 triệu - 100 triệu đồng.

Chi phí thiết bị tại bếp

Trong số các loại chi phí trong kinh doanh nhà hàng, chi phí cho thiết bị bếp là phần quan trọng nhất, trang thiết bị càng hiện đại hay dụng cụ nấu nướng càng chuyên nghiệp sẽ giúp tối ưu hóa quy trình nấu nướng, từ đó đẩy nhanh tốc độ bán hàng.

Những thiết bị quan trọng nhất sẽ bao gồm: dàn bếp, tủ đông, chén/ bát, đũa, muỗng, xoong nồi, chảo… những trang thiết bị bếp cần có chất lượng và độ bền cao, nhằm đảm bảo tiết kiệm được chi phí dài hạn và tránh dẫn đến tình trạng hư hỏng giữa chừng làm ảnh hưởng đến quá trình phục vụ khách tại nhà hàng.

Tổng chi phí cho phần trang thiết bị bếp sẽ dao động vào khoảng 250 triệu đồng đối với các nhà hàng có quy mô vừa và nhỏ.

Chi phí cho trang thiết bị bếp cần được đầu tư chất lượng
Chi phí cho trang thiết bị bếp cần được đầu tư chất lượng

Chi phí nguyên vật liệu

Một yếu tố giúp nhà hàng giữ chân được thực khách và tăng mức độ “trung thành” với thương hiệu chính là chất lượng. Vậy nên, việc chọn lựa những nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo chất lượng từ những nguồn cung uy tín là rất quan trọng. Ở giai đoạn “khởi động”, thông thường nhà hàng sẽ cần chi khoảng 15 triệu - 30 triệu đồng cho việc mua nguyên vật liệu.

Bên cạnh đó, nhà hàng của bạn có thể tối ưu chi phí nguyên vật liệu đầu vào bằng cách tận dụng các chương trình khuyến mãi từ nhà cung cấp.

Với Ajinomoto Food Service Việt Nam cho bếp chuyên nghiệp là một trong những đơn vị cung cấp nguyên liệu thực phẩm chất lượng cao, uy tín với giá cả cạnh tranh. Bên cạnh đó, với các sản phẩm từ hạt nêm Aji-ngon®, bột ngọt AJI-NO-MOTO®, hay gia vị nền cho món nước... có thể giúp bạn duy trì hương vị đậm đà, ổn định trong khi vẫn tối ưu chi phí và chất lượng món ăn.

banner-products-new-2503-1
Sản phẩm chất lượng cao dành riêng đến Bếp Chuyên Nghiệp

Chi phí nhân sự

Khi bắt đầu vận hành một nhà hàng mới, nhà hàng của bạn sẽ mất khoản phí tuyển dụng và đào tạo ban đầu. Thông thường mức phí này sẽ dao động từ 1 triệu - 3 triệu đồng tùy cấp bậc và vị trí của nhân viên đó. Ngoài ra, mức chi phí dự trù chi lương cho nhân sự sẽ dựa trên quy mô của nhà hàng và quy định của Luật lao động. Trung bình, một nhân viên có mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu theo quy định rơi vào khoảng 3,5 triệu - 5 triệu đồng. Tùy theo cấp bậc và vai trò của nhân viên trong nhà hàng, mức lương này sẽ có thể tăng cao hơn.

Chi phí cho hoạt động quảng bá

Ở giai đoạn đầu, chi phí cho hoạt động quảng bá hình ảnh của nhà hàng, sẽ rơi vào khoảng 5-30 triệu đồng khi chủ nhà hàng chọn các kênh mạng xã hội để tăng nhận diện thương hiệu. Bên cạnh đó, tùy vào nhu cầu và chiến lược tiếp thị, mức chi phí này có thể sẽ giao động và tăng cao hơn khi có các khoản khác như: tờ rơi, băng rôn, xây dựng website, tạo chương trình ưu đãi…

Tổng kết

Câu hỏi “mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn?” đã được giải đáp. Số vốn đầu tư ban đầu cho việc mở nhà hàng có quy mô vừa và nhỏ sẽ rơi vào mức 500 triệu - 1 tỷ đồng, mức chi phí có thể tăng cao và còn phụ thuộc vào tệp khách hàng, thực đơn của nhà hàng và một số yếu tố liên quan khác như mặt bằng, nguyên liệu, trang thiết bị… Đây là một con số không nhỏ, vậy nên việc chủ nhà hàng cần làm chính là phân bổ chi tiêu một cách hợp lý, lập kế hoạch chi tiết để kiểm soát nguồn vốn. Đồng thời, nên chú trọng nhiều về chất lượng nguyên vật liệu đầu vào để món ăn trước khi đến bàn phục vụ thực khách được chỉn chu nhất.

Với Ajinomoto Food Service Việt Nam, nhà hàng của bạn sẽ đảm bảo được chất lượng ngay từ khâu nguyên liệu đầu vào, đồng thời nhiều ưu đãi hấp dẫn từ nhà cung cấp sẽ giúp giảm thiểu đáng kể chi phí vận hành nhà hàng. Các sản phẩm gia vị đa dạng sẽ giúp bạn tối ưu hóa chi phí nguyên liệu, từ đó tận dụng tốt nguồn vốn để đầu tư vào các khía cạnh khác của nhà hàng. Hãy để Ajinomoto Food Service Việt Nam đồng hành cùng bạn xây dựng một nhà hàng thành công và uy tín.

Bài viết liên quan